Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Printing Server A-Z


Loại 1: Máy in cổng USB ,LPT, COM,...loại này máy in phải được gắn trực tiếp vào máy Server hoặc một máy tính trong mạng Lan từ đó "Sharing..." cho tất cả các máy trong mạng có thể dùng chung. Nếu công ty có 5 tầng lầu, mỗi tầng có hai máy in, thì để thuận tiện mỗi tầng phải có ít nhất một máy tính kết nối trực tiếp với máy in này để "Sharing..." cho các máy khác cùng lầu sử dụng.
- Giải pháp cho vấn đề này là ta sẽ tạo ra Print server từ loại máy này thông qua Box print server có gắn card mạng. Một box print cho phép gắn trực tiếp nhiều máy in.

Loại 2: Máy in đời mới có sẵn Network Interface Card


Cấu hình máy in qua box print server
Nếu như bạn đã có sẵn máy in loại thường kết nối tới máy tính qua cổng paralell hoặc usb thì chỉ cần mua thêm một hộp box print server nữa là đủ. Hộp print server này sẽ làm nhiệm vụ trung gian kết nối IP đến hệ thống mạng bạn đang sử dụng và máy in. Có rất nhiều hộp print server của các hãng khác nhau, nhưng đa phần các nhà cung cấp đều tiến đến việc đơn giản hóa việc cấu hình giúp bạn có thể dễ dàng setup hộp print server mà không gặp trở ngại.
Nếu như bạn dùng hộp print server của LinkPro, bạn đăng nhập vào địa chỉ mặc định với user và password kèm theo trong tài liệu, hoặc tìm hiểu file manual có trong đĩa CD khi bạn mua thiết bị. Sau khi đăng nhập thành công sẽ có giao diện như sau:
Giao diện sau khi đăng nhập thành công hộp print server của LinkPro.

Để cấu hình địa chỉ IP, bạn chuyển sang tab Setup và chọn TCP/IP. Sau đó bạn chọn vào mục Use the following TCP/IP settings và điền vào địa chỉ IP theo tiêu chí đã nói ở trên, sau đó bạn nhấn vào nút Save & Restart để lưu cấu hình và khởi động lại. Để bảo mật, tránh người dùng truy cập vào hộp print server thay đổi các thông số cấu hình, bạn chọn vào mục System, trong phần Administrator’s Password gõ vào mật khẩu muốn bảo mật.
Cấu hình địa chỉ IP theo lớp mạng C.



Cài đặt nhiều máy in, khác loại, ở nhiều nơi. 
Bài này mình sẽ đưa ra cách triển khai Printer server để quản trị các printer trong môi trường domain và cách theo dõi các print job.

Bài viết được viết dựa trên thông tin từ website technet.microsoft.com và hệ thống thực (Production Server). 

Mục tiêu của chúng ta là quản lý 50 printer khác nhau về chủng loại, nhà sản xuất và chúng trải khắp nơi. Microsoft đã cung cấp cho chúng ta một công cụ để quản lý Printer khá hiệu quả và trực quan. Trình tự các bước để cài đặt dịch vụ này như sau (1)

Bước 1
Bạn cần một máy tính đã được cài đặt Windows Server 2003 SP2 và là Domain member. Khi triển khai service này, bạn phải đảm bảo user bạn đang sử dụng thuộc group Print Operators.

Start menu ->Administrative Tools-> Manage Your Server\Add or remove arole




Các bạn chọn Print Server Role



Sau khi cài đặt thành công, các bạn sẽ thấy hộp thoại Print Managerment dùng để quản lý print server




Bước 2:
Add từng printer vào Print Management



Do TCP/IP Port không có trong danh sách->ta sẽ tạo mới Standard TCP/IP Port và đặt IP address





Tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt driver cho từng printer, vd:  add printer RICOH Aficio 1045 RPCS









Bước 3:
Quản lý printer trong môi trường domain. Ở đây, ta sẽ quản lý việc cài đặt và sử dụng printer này bằng Domain Global Security Group.

Đặt tên Group này theo đúng tên của Printer ta sẽ cài đặt.
Ở đây, Microsoft có cung cấp cho chúng ta một file executable để cài đặt printer. Các bạn có tìm file trên Internet với từ khóa sau: pushprinterconnection.exe

1. Khai báo một Domain Global Security Group cho mục đích cài đặt printer. 



2. Tạo một Domain Global Security Group để quản lý việc in ấn trên printer này.





Các bạn tạo một GPO cho việc cài đặt printer và sử dụng printer. Bạn sẽ điều chỉnh policy ở computer account



Ở startup script của Computer policy, các bạn add file mà mình đã giới thiệu ban nãy với tham số -log.Bạn set permission như sau




Bước 4
Sau khi bạn đã tạo các group và GPO tương ứng, việc tiếp theo là deploy các printer này. Các bạn trở lại màn hình console của Print Server và chọn printer mình cần deploy.



Sau đó các bạn trỏ đến GPO vừa tạo



Để quản lý việc in ấn trên printer các bạn set permission cho từng printer trong management console này



Các bạn add Group cho phép in vào và apply permission như sau



Bên cạnh đó các bạn có thể set default printer cho nhóm này



Ngoài việc triển khai Print Server, Viễn xin phép giới thiệu với các bạn một công cụ miễn phí hỗ trợ việc monitor và logging các print job đó là PaperCut Print Logger. Công cụ này có hổ trợ Microsoft Active Directory. Các bạn có thể testing công cụ này trong TestLab xem có tương thích với hệ thống hiện tại của các bạn không?

Bên cạnh việc quản lý các network printer theo phương pháp cũ hoặc publish các printer này trong AD. Công cụ này cho phép bạn theo dõi từng print job ở mức độ chi tiết sau:

- Ai in?
- In cái gì?
- In bao nhiêu trang?
- Thời gian in?
- In bằng máy in nào?
- Tên tài liệu mà bạn in?

Viễn muốn cung cấp thêm cho các bạn một lựa chọn khác. Các bạn có thể sử dụng tùy theo nhu cầu của cơ quan mình.

Chúc các bạn thành công


tin học, để có thể chọn lựa được một thiết bị tin học ưng ý và hiệu quả thật là một điều không thể đơn giản nhất là sản phẩm dùng cho in ấn. Thật vậy, nếu như Bạn đã từng làm việc trong môi trường mạng và trong mạng có nhiều máy tính, nhưng chỉ có một máy in duy nhất cùng chia sẻ cho toàn mạng, khi ấy Bạn sẽ cảm thấy rất bực bội mỗi khi in ấn mà máy tính nối với máy in chia sẽ bị sự cố như: hư hỏng, treo máy, khởi động lại hoặc tắt máy thì coi như khả năng in ấn bị tắt nghẽn.
Theo tôi nghĩ, do các cơ quan thường chú trọng đến vấn đề tiết kiệm chi phí, nên ít có ông chủ nào chịu bỏ tiền để trang bị một máy tính mà nó chỉ dành riêng cho việc in ấn. Đúng như vậy, với tính cơ động trong hiệu quả công việc, nên các ông chủ luôn chỉ trang bị một máy tính nào đó cho nhân viên mà nó có khả năng phải đảm trách được nhiều công việc. Như Bạn đã biết, một máy tính theo thời gian sử dụng không thể nào không bị hư hỏng dù nhiều hay ít, do đó khi bị hỏng thì không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến toàn mạng khi máy tính này là máy nối trực tiếp với máy in chia sẻ. Với những lý do nêu trên tôi xin được phép giới thiệu một giải pháp trong in ấn mạng LAN (gia đình hoặc cơ quan) chi tiết như sau:

Chúng ta đầu tư mua một dụng cụ Print server, dụng cụ này thường có nhiều loại và giá cả cũng khác nhau: (sử dụng cổng USB và Parallel). Theo các tài liệu tham khảo trên mạng, tôi khuyên các Bạn nên chọn loại sử dụng cổng Parallel do nó chạy rất ổn định còn loại sử dụng cổng USB hay bị lỗi, nếu Bạn tìm được loại có cả hai cổng USB và Parallel thì càng tốt, Bạn có thể tùy biến sử dụng dễ dàng hơn! Theo nội dung của bài viết này tôi xin được phép giới thiệu một loại Print Server hiệu Repotec loại có 3 cổng Parallel, 1 RJ45 như hình trên, các bạn có thể tìm mua tại siêu thị Nguyễn Hoàng, tại số 104 Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM với giá 82USD (chưa VAT).

Dụng cụ Print Server này giúp các máy tính trong mạng nội LAN có thể in một cách trực tiếp với tốc độ in rất khá không phụ thuộc vào máy tính nào, mặt khác khả năng xử lý hàng đợi của thiết bị này cũng rất công bằng. Ngoài ra thiết bị này còn hỗ trợ rất nhiều hệ thống:
- Novell Netware 3.12; 4.x; 5.x (Bindery and NDS).
- Microsoft Windows 95/98/Me/NT/2000/XP.
- Apple Ether talk
- Unix System.
- Internet (Via Internet Printer Connection Software)

Chú ý: Khi mua đề nghị tại cửa hàng bán cho một cáp mạng và bấm đầu giống như cáp nối mạng từ Card mạng đến Hub/Switch (dài ngắn tùy nhu cầu của Bạn) vì sản phẩm đóng gói chỉ có:
- 1 Print Server.
- 1 External AC Power Apdapter.
- 2 đĩa mềm 3.5 inch setup diskettes hoặc 1 CD (For Windows 95/98/Me/NT/2000/XP).
- 1 Sách hướng dẫn sử dụng.
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các phụ kiện kèm theo và mua 1 cáp mạng như đã nêu ở trên, ta tiến hành cài đặt và sử dụng từng bước như sau:

I. Cài đặt Print Server cho Windows 95/98/Me.
Bước 1:
a. Tắt nguồn của máy in.
b. Gắn Print Server vào cáp máy in (Parallel), nhưng 3 ports của Prin Server cần được nối với máy in và Print Server.
c. Gắn cáp mạng một đầu vào Print Server và một đầu vào Hub/Switch, tiếp theo gắn External AC Power Apdapter vào Print Server và cấm AC Power Apdapter vào ổ điện.
d. Tiếp bước 2.
Bước 2: Cài đặt giao thức trong Windows 95/98/Me.
a. Xin vui lòng cài đặt đủ các giao thức yêu cầu : IPX/SPX – TCP/IP – NETBEUI.
b. Nếu Windows cần thêm các giao thức trên, ta tiến hành như sau:
Chọn Control Panel → chọn Network → chọn Add → chọn Protocal → chọn Microsoft từ Manufacture List → lựa 1 Protocal bạn cần → Done.
Bước 3: Cài đặt Driver cho Print Server trong Windws 95/98/Me:
a. Đưa đĩa 1 vào ổ đĩa mềm và chạy lệnh setup.exe
b. Nó đưa ra 2 tiện ích, một là Network Printer Monitor và một cái khác là PSAdmin.
c. Chọn theo các chỉ thị cho tới cài hoàn tất, tiếp theo qua bước 4.
Ta có màn hình PSAdmin khi được kích hoạt:

Bước 4: Thêm Driver mới cho máy in:
Nếu máy in là loại máy in mới, xin vui lòng cài máy in [Add printer] và hoàn tất các thủ tục bên dưới:
a. Chọn Local Printer.
b. Chọn hãng sản xuất máy in thích hợp.
c. Chọn kiểu máy in.
d. Chọn LPT1.
e. Kiểu tên máy in hoặc sử dụng mặc nhiên.
f. Trong Print test page, chọn “No”
g. Tiếp bước 5.
Bước 5: Cấu hình Print Server:
a. Chọn tên máy in mà bạn muốn cấu hình.
b. Chọn “Properties”.
c. Chọn “Details”.
d. Chọn “Add Port”.
e. Trong “Other”, chọn “Network Print Port”.

f. Lại xuất hiện một hình tiếp theo:


g. Chọn Print Server. (Nếu có 3 Print Servers trên mạng của bạn, xin vui lòng xác định tên và port).
Kết thúc.
II. Cài đặt Print Server cho Windows NT.
Kiểm tra sản phẩm và mua thêm dụng cụ như phần chú ý ở trên.
Bước 1: Cài đặt giao thức trong Windows NT.
a. Xin vui lòng cài đặt đủ các giao thức yêu cầu : IPX/SPX – TCP/IP – NETBEUI.
b. Nếu Windows cần thêm các giao thức trên, ta tiến hành như sau:
Chọn Control Panel → chọn Network → chọn Add → chọn Protocal → chọn Microsoft từ Manufacture List → lựa 1 Protocal bạn cần → Done.
Bước 2: Cài đặt Driver cho Print Server trong Windws NT:
a. Đưa đĩa 1 vào ổ đĩa mềm và chạy lệnh setup.exe
b. Nó đưa ra 2 tiện ích, một là Network Printer Monitor và một cái khác là PSAdmin.
c. Va đưa đĩa 2 vào ổ đĩa.
d. Tiếp theo bước 3.
Bước 3: Thêm Driver mới cho máy in:
Nếu máy in là loại máy in mới, xin vui lòng cài máy in [Add printer] và hoàn tất các thủ tục bên dưới:
a. Chọn Local Printer.
b. Màn hình Add printer wizar sẽ hiện ra, chọn My Comoputer.
c. Trong Available ports, chọn LPT1.
d. Chọn hãng sản xuất máy in thích hợp.
e. Chọn kiểu máy in.
f. Kiểu tên máy in hoặc sử dụng mặc nhiên.
g. Trong printer sharing, click Next.
h. Trong Print test page, chọn “No”
i. Tiếp bước 4.
Bước 4: Cấu hình Print Server:
a. Chọn tên máy in mà bạn muốn cấu hình.
b. Chọn “Properties”.
c. Chọn “port”.
d. Chọn “Add Port”.
e. Trong “Available Port”, chọn “Network Print Port”.
f. Lại xuất hiện một hình tiếp theo:

g. Chọn Print Server. (Nếu có 3 Print Servers trên mạng của bạn, xin vui lòng xác định tên và port).
Kết thúc.

III. Cài đặt Print Server cho Windows 2000/XP.
Kiểm tra sản phẩm và mua thêm dụng cụ như phần chú ý ở trên.
Bước 1: Cài đặt giao thức trong Windows 2000/XP.
c. Xin vui lòng cài đặt đủ các giao thức yêu cầu : IPX/SPX – TCP/IP – NETBEUI.
d. Nếu Windows cần thêm các giao thức trên, ta tiến hành như sau:
Chọn Control Panel → chọn Network and Dial-up Connects → chọn Local Area Connects → chọn Properties → chọn install → chọn protocal → chọn Add → trong Internet component, chọn Protocal bạn cần → Done.
Bước 2: Cài đặt Driver cho Print Server trong Windws 2000/XP:
a. Đưa đĩa 1 vào ổ đĩa mềm và chạy lệnh setup.exe
b. Nó đưa ra 2 tiện ích, một là Network Printer Monitor và một cái khác là PSAdmin.
c. Va đưa đĩa 2 vào ổ đĩa.
d. Tiếp theo bước 3.
Bước 3: Thêm Driver mới cho máy in:
Nếu máy in là loại máy in mới, xin vui lòng cài máy in [Add printer] và hoàn tất các thủ tục bên dưới:
a. Chọn Local Printer.
b. Trong Available ports, chọn LPT1.
c. Chọn hãng sản xuất máy in thích hợp.
d. Chọn kiểu máy in.
e. Kiểu tên máy in hoặc sử dụng mặc nhiên.
f. Trong printer sharing, click Next.
g. Trong Print test page, chọn “No”
h. Tiếp bước 4.
Bước 4: Cấu hình Print Server:
a. Chọn tên máy in mà bạn muốn cấu hình.
b. Chọn “Properties”.
c. Chọn “ports”.
d. Chọn “Add Port”.
e. Trong “Available Port”, chọn “Network Print Port”.
f. Chọn “New Port”.
g. Lại xuất hiện một hình tiếp theo:

h. Chọn Print Server. (Nếu có 3 Print Servers trên mạng của bạn, xin vui lòng xác định tên và port).
Kết thúc.
Ngoài ra, Bạn còn có thể tham khảo thêm cách cài đặt trên Netware, Linux, các ứng dụng in ấn trên Web nội bộ trên CD kèm theo.


10 thủ thuật lựa chọn và thiết lập máy in dùng chung
10 thủ thuật lựa chọn và thiết lập máy in dùng chung
Đầu tư một máy in dùng chung cho hệ thống mạng của bạn là một phương thức rất hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, để lựa chọn được một máy in phù hợp là một điều hoàn toàn không dễ, những thủ thuật sau đây sẽ có thể là gợi ý cho bạn.

1. Chắc chắn rằng bạn thực sự đang cần có một máy in dùng chung trong mạng nội bộ của bạn. Chú ý, đối với các mạng máy tính ở nhà hay ở các văn phòng nhỏ thì dùng hệ điều hành Windows để chia sẻ máy in là đủ không cần máy chủ chuyên dùng quản lý in ấn.

2. Chắc chắn rằng loại máy in mà bạn chọn hoàn toàn tương thích với hệ thống mạng – có giao thức kết nối phù hợp với mạng của bạn - cũng như hệ điều hành của bạn.

3. Nếu bạn không thành thục cách thức thiết lập mang in dùng chung trong mạng thì bạn hãy lựa chọn các loại máy in có chương trình cài đặt hoàn toàn tự động. Bởi vì việc cài đặt một máy in dùng chung trong mạng yêu cầu bạn phải có hiểu biết về thiết lập địa chỉ IP, kết nối mạng LAN, mở cổng…

4. Hãy xây dựng một trang web với mục đích kiểm tra tình trạng và thay đổi mọi thiết lập trong máy in từ trình duyệt của bạn. Điều này giúp người quản trị máy in không có nhiều hiểu biết có thể điều khiển máy in ngay tại chỗ cho dù là chiếc máy đó ở ngay bên cạnh họ.

5. Hãy xây dựng tính năng in cá nhân cho máy in dùng chung để khi có một ai đó muốn in một tài liệu mà không muốn những người khác đọc được tài liệu đó thì người đó có thể gửi lệnh in từ máy tính của mình rồi phải đi đến máy in nhập số PIN (mã hoá cá nhân) thì máy in mới cho phép in tài liệu đó ra.

6. Hãy sử dụng một phần mềm hỗ trợ việc in trên 2 mặt giấy thay vì dùng phương thức thủ công.

7. Chắc chắn rằng máy in bạn chọn phải có khay giấy đủ lớn - tối thiểu là 1.000 tờ giấy đối với doanh nghiệp nhỏ. Thậm trí bạn cho rằng nhu cầu của bạn không đến mức đó nhưng cũng đỡ cho bạn việc phải bổ sung thêm giấy thường xuyên.

8. Máy in nên có khay chứa kết quả in ngoài đủ lớn dành cho nhiều tác vụ in ấn khác nhau do đôi khi người sử dụng thường để quên kết quả in ấn của mình ngoài máy in.

9. Cần sử dụng phần mềm quản lý từ xa đối với các máy in nếu số lượng máy in trong hệ thống mạng của bạn đã lên đến con số tương đối. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý đến sự tương thích của phần mềm đối với các máy in. Sử dụng một chương trình như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức hơn rất nhiều, bạn có thể tiến hành nâng cấp phần mềm, trình điều khiển cho toàn hệ thống chứ không phải lần lượt từng máy in một.

10. Cho dù bạn không cần đến tính năng xử lý giấy cao cấp của máy in nhưng cũng nên cân nhắc là máy in nên có khả năng sắp xếp vì có thể sau này bạn sẽ cần đến.





Thiết lập các thông số cơ bản cho máy in màu

Thiết lập các thông số cơ bản cho máy in màu

Thông thường máy in sau khi được lắp đặt và cài chương trình điều khiển xong thì có thể in được ngay, tuy nhiên có thể thiết lập thêm các thông số mặc định của máy in theo ý người dùng để mỗi lần in không cần phải thay đổi.
Sau đây là cách thiết lập các thông số cơ bản cho máy in màu:
  • Truy cập vào Start Menu -> Printer and Faxes
start menu
  • Nhấn nút phải chuột vào biểu tượng của máy in và chọn Printing Preferences.
printing preferences
Trong phần thiết lập cơ bản thường có các thông số như sau:
Chọn chất lượng bản in:
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn các chế độ in thích hợp.
quality
  • Draft: Chất lượng thấp, tiết kiệm mực thường được dùng cho bản in nháp.
  • Text: Chất lượng bình thường dùng để in văn bản, đây là chế độ mặc định thường được sử dụng.
  • Text & Image: Chất lượng khá dùng để in văn bản có kèm hình ảnh minh họa.
  • Photo: Chất lượng cao dùng để in hình ảnh.
  • Best Photo: Chất lượng cao nhất, in hình ảnh đẹp nhất với độ phân giải cao.
Lưu ý:
  • Draft in xấu nhất nhưng có tốc độ cao nhất và Best Photo in đẹp nhất nhưng có tốc độ thấp nhất.
  • Đối với Photo và Best Photo thì phải sử dụng giấy in hình đặc biệt mới cho ra hình ảnh đẹp, nếu in trên giấy thường thì sẽ không đẹp và bị lem màu.
Chọn giấy:
Nên lựa chọn đúng loại giấy và phù hợp với các chế độ in để có được bản in đẹp và tùy theo máy in mà có thể in được trên nhiều loại giấy khác.

papers
  • Source: Lực chọn in từ khay giấy nào hay in từ khay in nhãn dĩa.
  • Type: Lựa chọn loại giấy, máy in phin màu thường hỗ trợ in trên các loại giấy sau:
    • Plain: Giấy in văn bản thông thường.
    • Glossy: Giấy phim trong.
    • Photo: Giấy in hình.
    • Ink Jet: Giấy in màu thông thường.
    • CD/DVD: Giấy nhãn (decal) dán trên dĩa CD/DVD.
    • Envelope: Giấy nhãn dán (Label).
  • Size: Chọn kích thước của giấy in, giấy in văn bản thông thường là giấy A4 có kích thước 210x297mm.
  • Borderless: Một số máy in có chức năng này để cho phép in lên toàn bộ mặt giấy mà không chừa lề.
Các lựa chọn khác:

print option
  • PhotoEnhance: Chế độ tăng cường màu sắc.
  • Reverse Order: In thứ tự ngược lại, thông thường trang 1 sẽ được in trước nên đối với một số máy có mặt giấy sau khi in hướng lên trên thì trang cuối cùng sẽ nằm trên, do đó phải sắp xếp lại thứ tự. Chức năng này sẽ làm cho sau khi in xong hết thì trang 1 sẽ nằm trên, không cần phải sắp trang lại.
  • Print Preview: Hiển thị bản in để xem trước khi in.
Chiều in:
orientation
  • Portrait: In theo chiều dọc của trang giấy (giấy đứng).
  • Landscape: In theo chiều ngang của trang giấy (giấy ngang).
Một số máy in có thêm chức năng mở rộng (Advanced) để chọn các chế độ màu, điều chỉnh màu sắc,... chế độ này thường được sử dụng để giúp có màu sắc như ý khi in hình ảnh.

advanced
CÁC BÀI KHÁC














Một số máy in (Printer) không thích hợp cho việc in ấn trong môi trường mạng chính vì vậy các loại máy in này không in được qua PrinterServer . Sau đây là danh sách các máy in không sử dụng được PrinterServer :

EPSON
Stylus Color 980
Stylus Pro 7000
Stylus C82, C20sx
Stylus Color Pro XL
EPL-1220, 2020, 5700L, 5800L, 5900L, 6100L, 6200L
LP1300, 5800
Color Laser C900, C1000
LQ 300K/K+
Stylus Scan 2000, 2500
CANON
BJC-610, 620, 5000, 5100
S-750
LBP250, 430W, 660, 800, 810, 1110, 1120(CAPT), 1210, LBP-2410, 2900
(CAPT), 3000(CAPT), 3200 (CAPT)
imageCLASS D-680, C2500
iR1210
Canon FAX L350
HP
DeskJet 656C
DeskJet 450 series
DeskJet 71x series (PPA)
DeskJet 72x series
DeskJet 820 series (PPA)
DeskJet 3325, 3420, 3535, 3558, 3650, 3658, 3668
DeskJet 5500
DeskJet 6127C
LaserJet 1000 (PPA), 1010, 1018,1020, 1022
LaserJet 3100 Series
LaserJet 3150 Series
LaserJet 4000
Color LaserJet 1500/1500L
Color LaserJet 2500L

Color LaserJet 3500, 3500N, 3550, 3550N, 3600
Color LaserJet 4550 (PPA)
OfficeJet G85
OfficeJet T65xi
Photosmart 130, 148, 245, 7268, 7660, 7960
PSC 1218, 1350, 2310, 2410
Lexmark
Color Jet Print 2050
E-210, E-230, E-232
1000, 1020, 1100
2030, 2050, 2070
5000, 5700
7000, 7200
Z11
Z42, Z43
Z51, Z52
X-75
X215N, X5150 (MFP)
C-750
Citizen
NoteBOOKII/PN48
Panasonic
KX-P7100 Duplex
KX-P6150, KX-P6300, KX-P6500
KX-PS600
KX-P8415, KX-P8000
SAMSUNG
ML200, 210, 1000, 1010, 1020, 1200, 1210, 1220, 1410, 1430, 1440, 1450,
1510, 1710P, 1740, 1750, 4500, 5800, 6040
CLP-500
Brother

HL720, 730/730DX
HL820, 1030, 1040, 1230, 1240, 1250, 2030, 2040, 5030
MFC-580, 3820CN, 4420C, 4650, 6550MC, 9050, 9070, 9700, 9800
DCP-1400
MC-3000
WL-660
Olivetti
PG304
ALPS
AlpsLSX-1600
OKI
Page 8W, 8W Lite, 8Z, 400W
C3100, C3200, C3200n, C3300n, C3400n, C5100n, C5600n, C5600dn
C5800n, C5800dn
B4100
Minolta
PagePro 1200W, 1250e
PagePro 1100L
PagePro 18L
magicolor 1350W, 2300DL, 2300W, 2400W
QMS PagePro 4100W
Di1610
Xerox
Phaser 3110, 3116, 3117, 3121, 6100BD
XD105F
WorkCenter PE16
DocuPrint 120, 203A, C525A
Sharp
AL-1000, 1216, F880
AR-PG2, 122E, 155,
AJ-6000, 2100, 2000, 1800

ARM-155
Kyocera
FS-720, 1010
Founder
A6100U, A220, C8200, 1200C, 2000C
All the laser printers are not support
Lenove
LJ-5600
C8000
M9215, 9218
LC60125MST
NEC
SuperScript 660plus

Thông thường các máy in không in được với các sản phẩm Printer Server PLANET đều không hỗ trợ chuẩn GDI (Graphical Device Interface) hay bộ phận xử lý in trong máy in không có ( phải nhờ đến CPU trong máy tính PC). 






Cái này bạn TrainingIT cần tìm kiếm thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và suy nghĩ đơn giản thế này : Tại sao chuyện này khó khăn gì mà mọi người lại quýnh lên tìm kiếm thế ... ??? sharing chắc ai cũng biết và nó quá dễ luôn tại sao lại không làm nhỉ ??? sau đó TrainingIT cần hỏi anh em có thể chia sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn .
Hy vọng bạn tìm ra cái khúc mắc vấn đề là : Tại Sao không Shared mà Phải mua Server Printer Port , hay máy có Server print tích hợp dòng có chữ N khá đắt. thì sẽ thấy cái vấn đề nằm chổ nào chứ đừng vội nghĩ là có gì đâu mà sao họ lại phải tìm kiếm nhỉ , họ điên hết rồi chăng ??? và câu hỏi còn nằm trong 1 Key MCSA của MS có hỏi liên quan đến vấn đề này đó.




---------------------------
hehe, sharing thì dễ rùi, pác nào cũng làm được hết, print server còn dễ hơn  vì chỉ cần set IP, cắm vô switch, cả mạng in ngon lành

- còn nếu print nào mà ko có chức năng print server, lại muốn làm print server thì phải làm thế nào, chắc cũng có giải pháp nào đó, ví dụ như có thiết bị printer server riêng, hoặc là hiện nay có nhiều router ADSL tích hợp lun tính năng print server, chỉ cần cắm cable máy in và set IP cho print server.

=> mọi chuyện đều có thể làm được nếu có manual guide, và basic skills, , trên này mọi a e đều làm tốt chuyện nì 
-----------------------------
Sorry trước là đã có một bài viểt cái này lâu rồi, nhưng kiến thức này mình thấy bạn nên UPdate và nên kiểm chứng trên thực tế trước khi bạn đưa ra hơn là cảm nhận.
Hôm nay mình fix cái HP JetDirect mình mới thấy không chỉ bạn mà có nhiều bạn không biết cái này :
- Trên 1 máy XP chỉ có thể Sharing cùng lúc 10 Connections.
Bạn đừng nói là XP không được thì cài Windows 2003 hay 2000 Server => sorry bạn nếu 1 cty chỉ có Workgroup và nhân viên thì dĩ nhiên là chỉ sử dụng XP, và hiện nay chúng ta đang dần chuyển sang dùng có License thì vấn đề XP hay 2K3 không chỉ nói là mua CD về cài ...
- Hai là bạn triễn khai cái máy in như thế nào cho hợp lý với phòng ốc, nếu CMT cần đặt máy in ở 1 nơi mà nơi đó không có ai ngồi hay là nơi đó có người nhưng họ dùng Laptop cả thì mua cho máy in 1 cái PC + Windows 2003 à ???? 
- Tiện ích của Print Server thì chắc không cần nói rồi.
----o0o----
Bạn rất mâu thuẩn khi bạn phát biểu là Sharing dễ, rồi đến lúc này thì Print Server dễ => có lẽ trên này với bạn cái gì cũng dễ cả ... chỉ mỗi cái là nói đôi lúc trớt quớ ... chỉ làm anh em mới thêm rối Mù ... chả may đọc bài port kiểu đó mà đi phỏng vấn gặp người ta đưa ra câu hỏi liên quan là OUT chắc.
----o0o----
Máy in không đơn thuần như bạn phát biểu đâu. còn muốn có 1 Print Server đúng nghĩa và đầy đủ nhất thì 1 dịp nào bạn đến TPHCM mình sẽ dắt bạn đi xem, nếu anh em nào ở TPHCM thì có thể xem qua Print Server dùng Novell 4.1 của Dịch Vụ Vi Tính Hồng (cái này anh em SV TPHCM chắc biết nhiều !!!) nằm ở 3/2 sau lưng BV Nhi Đồng 1.
Chỉ là 1 dịch vụ in ấn cho SV mà họ có thể mua được cả nhà lầu, và nhất là chủ dịch vụ này là 1 GV Đại Học KHTN (người viết cũng rất nhiều sách về Network đấy), tác giả của hệ thống printer ở đó ... 
thôi không nên kéo dài cái vòng vo này, mà nếu bạn nào cần tranh luận bạn cứ trược tiếp với mình qua YM : lefongkt or email mình sẽ trả lời những câu hỏi của bạn dành cho Printer hoặc Print server !!!
1 Tháng công ty mình có một lượng in trên 10 Triệu tiền mực, và đỉnh điềm là 52 triệu tiền mực (chưa kể máy in chuyên dụng Max 120 Page/phút - không phải máy photocopy đâu nha) , chắc chắn là lỗi printer không nhỏ rồi. nó là nỗi kinh hoàng cho nhân viên nào được giao nhiệm vụ in ấn.
------------------------------
Mình sẽ có 1 vài kinh nghiệm với Printer :
+ Nếu bị cúp điện mà dùng máy phát điện thì cái gì của văn phòng bạn cũng hoạt động Good ngoại trừ mấy cái máy IN Laser có thể là chịu hoặc là lỗi khi in. máy in màu Phun là OKI.
+ Line mạng không good nếu PC connect được tốt chưa chắc là Printer hoạt động tốt (cái này anh em cisco thì chắc là kiến thức mạng đủ hiểu là do đâu rồi, nếu không thì cứ dùng phần mềm Monitor sẽ rõ).
+ Printer là 1 trong các thiết bị rất thường hay bị đụng với các phần mềm khác.
+ có 1 vài chương trình Internet Security nhìn Printer spooler là 1 chương trình khả nghi và có thể không cho bạn in.
.... còn nhiều .... he he he he
-----------------------------------
uhm, hehe, mình cũng ko nhiều kinh nghiệm với món in ấn này lắm đâu . Mình chỉ nói là dễ trong việc cài đặt và sử dụng được thôi, vì đã là IT thì phải setup được máy in roài , còn về việc sửa printer :-ss, thì phải là dân chuyên về máy in rồi 

nhưng cũng có chút kinh nghiêm thực tế vì đã từng hỗ trợ, bảo trì cả một mạng lớn đến 700 PCs , mình không xử lý nhiều về máy in, chỉ fix PCs  

nếu mạng lớn thì trong mạng ko thể có 01 máy in được, có thể mạng đó được chia VLANs, được chỉa workgroup và trong mỗi VLAN, hay trong một workgroup thì đều phải có máy in riêng (Print Server hay Sharing Printer) , nếu số lượng user khoảng vài chục cho workgroup hay VLAN đó 

- còn rất nhiều cty nhỏ, cỡ khoảng <20 user thì chắc cũng không quá khó trong việc setup một hay là 2 cái print server 

- nói chung vẫn là trên thực tế mô hình mạng lớn hay nhỏ, nhu cầu in tài liệu hàng ngày của từng cty mà chọn giải phảp thôi, chứ còn nói ko thì cũng có thể đưa ra nhiều cách, nhưng cách nào là thích hợp cho mô hình mà mình cần sử dụng (và về kinh phí đầu tư cho thiết bị) , mới khó, còn có nhiều $ thì dễ xử lý rồi 

-------------------------------------
Bạn vào start-->run--> gõ: 192.168.1.xxx (x là đc chỉ của psv), nếu ko thấy tức là bị lỏng cáp (usb hoặc rj45) rồi. Thay dây khác thử xem.

In qua psv ko bao h bị ảnh hưởng bởi virus hay tk guest gì cả, cũng chẳng cần ai share máy in gì hết, chỉ cần mở máy in & switch là in thôi.

(nên đặt đc máy in là các số cuối trong mạng để khỏi bị trùng, vd 192.168.1.254 (253, 252...)


--------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét